Một số hình ảnh mới về vụ thu hoạch MẬT ONG ĐẦU MÙA 2020
Vụ mật ong mùa 2020 đã chính thức được khai thác và đang bước vào chính vụ. So với năm 2019, hoa nhãn năm nay ít hơn do thời tiết nắng nóng kéo dài. Từ đó có thể thấy lượng mật thu được chắc chắn sẽ không nhiều bằng năm trước.
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi khi Mật ong Hưng Yên thu hoạch, người dân xung quanh, các khách hàng quen đều đến tận nơi trực tiếp xem thu hoạch và lấy số lượng mật lớn về dùng cho cả năm. Các bạn có biết tại sao mọi người lại thích mua mật nhãn đầu mùa không ah? Bởi mật đầu mùa bao giờ cũng rất thơm, màu óng vàng, 100% là mật hoa nhãn, không bị dính đường hay tạp các loại hoa khác.
Thời tiết năm nay không mấy thuận lợi đối với người nuôi ong. Do nắng nóng kéo dài, hoa nhãn vải bị thui nhiều nên lượng mật thu được ít hơn năm trước khá nhiều. Vì thế, rất có thể giá mật sẽ bị đội lên cao hơn do mật ong khan hiếm.
Mật ong Hưng Yên đã chính thức quay mật lượt đầu tiên rồi. Khách hàng lưu ý, lượt quay đầu tiên, mật sẽ gồm tỉ lệ 50% mật vải, 50% mật nhãn. Từ các lượt tiếp theo sẽ chỉ toàn 100% là mật nhãn thôi. Vì thế khách hàng nào thích mùi vị của loại mật nhãn + vải phải liên hệ sớm kẻo hết nhé. Sau khi quay lượt đầu, chúng tôi đã bán gần hết mật nhãn vải, chỉ còn lại đúng 30 lít mật nhãn vải. Rất nhiều khách hàng thích loại mật này nhé. Đặc trưng của mật nhãn + vải là: màu sắc rất đẹp, trong, vàng óng, đẹp hơn mật thuần nhãn rất nhiều. Mùi thơm phức. Nếm thử ngoài vị ngọt còn có một chút vị chua tự nhiên nên rất dễ uống, không bị khé. Lượt mật này thích hợp dùng mua biếu cho bạn bè, người thân nhé! Alo cho chúng tôi ngay lập tức để mua được 30 lít mật nhãn vải cuối cùng năm 2019 nhé!
⇒ Xem thêm: Phấn hoa đầu vụ 2020 số lượng lớn
Dưới đây là một số hình ảnh về lượt thu hoạch mật đầu vụ 202o của Mật ong Hưng Yên:
Hoa nhãn đang vào độ, nở rộ.
Các thùng ong được đặt ở vườn nhãn. Mật ong Hưng Yên được nuôi tại vườn nhãn chủ yếu ở Hưng Yên. Ngoài ra còn được đặt ở các địa phương xung quanh có trồng nhiều nhãn như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang.
Để thu hoạch mật, những dụng cụ cần thiết không thể thiếu gồm có: quần áo bảo hộ (nên chọn quần áo màu xanh để tránh bị ong đốt), mũ chùm kín đầu và mặt, gang tay, bình phun khói đuổi ong, chổi quét ong bám trên cầu ong, máy quay li tâm để quay mật, thùng đựng mật, dao lưỡi mỏng để cắt sáp…
⇒ Xem thêm: Sữa ong chúa tươi mới thu hoạch đầu vụ 2020
Vào đúng vụ, cứ khoảng 3,4 ngày là ong đã tha đầy mật vào các sáp ong, đóng các mũ lại để làm thức ăn. Đàn ong nào khỏe manh, hoa sai có thể chỉ cần 2-3 ngày đã được thu hoạch rồi.
Người nuôi gánh từng phên sáp ong nặng trĩu mật từ các thùng ong
Các phên sáp ong được lấy ra từ tổ vẫn còn nguyên mũ sáp màu trắng
Những mũ sáp to thò ra chính là mũ chúa. Do hoa đang nở rộ, đàn ong khỏe mạnh, sinh sản tốt nên sản sinh ra nhiều mũ chúa. Trong mũ chúa có chứa ấu trùng chúa, sữa ong chúa. Ấu trùng chúa ăn sữa ong chúa để lớn lên thành con ong chúa
Sau đó dùng dao lưỡi mỏng cắt mũ sáp để mật dễ dàng văng ra hơn khi cho vào máy quay
Sáp ong nào để già sẽ có nhiều ấu trùng ong ( nhộng ), phấn hoa, mật ong. Rất nhiều người hay mua cả cái sáp ong già về ngâm rượu, rất bổ.
Sau khi cắt mũ ong đi chúng ta sẽ nhìn thấy tro
ng cầu ong có rất nhiều mật ứa ra ngoài. Mật nhãn đầu mùa rất thơm ngon
Sáp ong được cho vào thùng quay li tâm. Sau đó người ta dùng sức quay để mật bắn ra
Quay thùng quay ong để mật văng ra, giữ lại sáp
Sau khi cắt mũ ong, cầu ong sẽ được đưa vào máy quay li tâm để lấy mật. Mật ong sau khi quay bị lẫn các miếng sáp nhỏ, các con nhộng ở cầu ong rơi ra. Vì thế cần chắn trên miệng thùng 1 tấm lọc sáp.
Sau khi quay xong, sáp ong đã hết mật. Người ta sẽ mang các sáp không đó quay lại tổ để ong tiếp tục hút mất nấp đầy tổ. Tùy vào hoa nhiều hay ít, trời nắng hay mưa mà thời gian cách nhau giữa các lượt quay kế tiếp trong vụ khác nhau. Năm nay trùng bình khoảng 2-3 ngày là có thể quay 1 lượt mới rồi.
⇒ Xem thêm: Bảng giá MẬT ONG NHÃN Hưng Yên 2020
Liên hệ mua mật ong đầu mùa 2020
- Hotline: 0976825223
- Zalo: 0976825223 (Quỳnh Xuân)
- Gmail: quynhxuan1402@gmail.com
- Fanpage: https://www.facebook.com/matonghungyen/