Đường phèn là gì? Đường phèn có tốt không?

Đường phèn là gì? Nó có tác dụng gì mà được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian đến vậy? Ăn nhiều đường phèn có béo không? Tất cả sẽ được giải đáp tại đây!

Đường phèn là gì

Theo Wikipedia, đường phèn là một loại đường Saccarôzơ ở dạng kết tinh, rắn như phèn nên được gọi là đường phèn. Ở dạng bình thường, đường phèn có dạng viên, các viên đường phèn tinh khiết có màu trắng trong như băng nên đường phèn còn gọi là băng đường. Nó mà có màu hơi vàng là loại đường được tinh luyện từ đường hoa mai hoặc đường cát vàng. Đường phèn có khả năng phân giải thành đường glucozo và fluctozo. Nó có vị ngọt thanh mát, dễ chịu.

đường phèn

I/ Đường phèn làm từ gì? Cách làm đường phèn như thế nào?

1. Đường phèn làm từ gì?

Cũng giống như đường cát trắng, đường phèn được làm từ mía, củ cải đường, thốt nốt, lúa miến ngọt…

2. Cách làm đường phèn

– Từ mía hoặc củ cải đường, thốt nốt, lúa miến ngọt, người ta dùng các biện pháp trưng cất để tạo thành đường trắng hay còn gọi là đường cát.

– Lấy đường trắng pha loãng với nước theo tỉ lệ nhất định

– Cho tiếp vôi và trứng gà vào để lọc bỏ tạp chất. Vối và trứng gà cho vào đường Saccarozo sẽ làm nó phân hủy thành đường fluctozo và glucozo, từ đó giúp vị ngọt của đường trắng được làm dịu đi, không bị ngọt sắc, ngọt khé.

– Đặt hỗn hợp lên bếp đun lửa nhỏ. Nước gần cạn thì thêm nước vào đun tiếp cho tới khi đường cô lại tới độ vừa đủ.

– Chuẩn bị 1 thùng sạch, vỉ tre để dưới đáy

– Đổ hỗn hợp vào thùng, để khoảng 10-12 ngày, đường kết tinh trên vỉ tre thành từng khối.

duongphenlagi

II/Tác dụng của đường phèn

#1. Đường phèn dùng làm nguyên liệu nấu ăn, pha chế thức uống

Vị ngọt thanh mát, mùi vị đặc trưng của đường phèn khiến nhiều bà nội trợ yêu thích, sử dụng đường phèn trong nhiều món ăn như làm bánh, làm kẹo, nấu chè, pha chế nước chấm, nước sốt, kho quẹt, những món ăn muốn có thêm vị ngọt.

Xem thêm: Cách pha trà chanh giải nhiệt mùa hè

Đường phèn nấu lên ở dạng lỏng, thuận lợi cho việc làm siro, pha chế các loại nước uống giải nhiệt, các món chè…

#2. Đường phèn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể

Dùng đường phèn để nấu chè, chưng yến, làm đồ uống….giúp cơ thể nhanh chóng cảm thấy mát mẻ, nhẹ nhàng, khoan khoái. Đường glucozo trong đường phèn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, mệt mỏi, nâng cao tinh thần.

chekhucbach

#3. Đường phèn giúp trị ho và làm dịu cơn ho

Rất nhiều bài thuốc dân gian trị ho có thành phần là đường phèn: quất ngâm mật ong đường phèn, chanh đào ngâm mật ong đường phèn, lê hấp đường phèn, lá hẹ, quất, đường phèn….

Xem thêm: Cách ngâm chanh đào, mật ong, đường phèn

Trong các bài thuốc dân gian này, đường phèn đóng vai trò làm mát cổ họng, dịu cơn ho, giúp cổ họng bớt ngứa nên đỡ ho hơn. Vị ngọt thanh của đường phèn sẽ giúp bài thuốc dễ uống hơn.

chanhdaongammatong

III/Tác hại của đường phèn

Đường phèn tuy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian. Thế nhưng, nếu lạm dụng đường phèn, sử dụng quá nhiều sẽ dễ dẫn đến bị béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ…Bởi đường phèn và đường trắng đều có chung nguồn gốc chế biến.

IV/Những câu hỏi về đường phèn

1. Ăn đường phèn có béo không?

Như đã nói ở trên, đường phèn cũng như đường trắng, đều được chế biến từ cây mía, củ cải đường, cây thốt nốt…nên nó có khả năng làm tăng cân nếu sử dụng nhiều.

2. Đường phèn mát hay nóng?

Các cụ ta có câu “Ngọt như đường cát, Mát như đường phèn” là đủ biết đường phèn mát hay nóng rồi. Đường phèn được tinh luyện từ đường cát, có cho thêm trứng gà và vôi để loại bỏ tạp chất, giảm độ ngọt, chuyển hóa thành đường glucozo và fluctozo. Ở thể đã chuyển hóa, 2 loại đường trên mát, dễ tiêu hóa chứ k nóng như đường saccazoro.

cachphatrachanh7

3. Ăn đường phèn có bị tiểu đường không?

Cả đường cát và đường phèn đều làm lượng máu trong cơ thể tăng cao, điều này không tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Vì thế, người bị tiểu đường không nên dùng đường phèn.

4. Bà bầu ăn đường phèn có sợ bị tiểu đường thai kỳ không?

Bà bầu không nên ăn nhiều đường phèn vì có thể gây tiểu đường thai kỳ. Đối với các món ăn cần đến vị ngọt, thay vì sử dụng đường kính có thể gây nóng thì nên sử dụng đường phèn để không bị nóng. Thi thoảng dùng món yến chưng đường phèn để bồi bổ cơ thể là rất tốt cho cả mẹ và con.

Tầm ngoài 6 tháng thai kỳ, bà bầu thường hay bị ho. Các cụ hay nói đó là do thai nhi đang trong giai đoạn mọc tóc nên mẹ bị ho. Thời tiết giao mùa hoặc mùa đông, sức đề kháng của mẹ bầu cũng yếu hơn bình thường nên dễ bị ho, cảm mạo. Lúc này thai phụ nên sử dụng các bài thuốc dân gian như chanh đào ngâm mật ong, đường phèn hoặc lê chưng đường phèn…để trị ho. Không nên dùng thuốc nhé!

Tác giả matong
loading...
One Response
  1. Phan Thành Hổ

Ý kiến nhận xét

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0976825223