Tại sao mật ong bị sủi bọt?
Đầu mùa, khách hàng thường mua rất nhiều mật để dùng dần trong cả năm. Vì mật đầu mùa bao giờ cũng thơm ngon, hoa nở rộ, nên không lo sợ bị cho ong ăn đường. Sau khi về nhà, khách hàng sẽ tự rót mật ong vào chai nhỏ tiện dụng. Lúc này, nhiều khách hàng sẽ gặp phải sự cố đó là mật ong bị sủi bọt, rất khó rót vào chai nhỏ. Đặc biệt hiện tượng này sẽ gặp nhiều hơn ở mật nhãn, khi thời tiết nắng nóng, vận chuyển xa, bị xóc… Khi thấy mật ong sủi bọt, khách hàng thường bị hoảng sợ và lo lắng rằng không biết có phải mật thật không, mật có bị pha chất gì đó không? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ nguyên nhân tại sao mật ong bị sủi bọt? Cách làm mật ong hết bọt nhanh nhất nhé!
Tóm tắt nội dung
Tại sao mật ong bị sủi bọt?
Mật ong bị sủi bọt thường do các nguyên nhân sau:
#1. Hàm lượng phấn hoa có trong mật ong nhiều
Vào mùa hoa, con ong không chỉ hút mật hoa mà còn tha cả phấn hoa về tổ. Trong quá trình hút mật, phấn hoa cũng bị dính vào ngòi ong. Mặt khác khi quay mật, phấn hoa có trong cầu ong cũng bị lẫn vào mật. Phấn hoa lẫn vào trong mật chính là nguyên nhân làm mật ong bị sủi bọt trắng.
Thông thường, mật ong của các công ty hoặc mật ong bán ở siêu thị, được đậy kín nắp, để hạn chế mật ong bị sủi bọt, mật ong sẽ được đưa qua một loại máy công nghiệp có tác dụng loại bỏ toàn bộ phấn hoa và sáp ong có lẫn trong mật ong. Qúa trình lọc với tốc độ cao này sẽ sản sinh ra nhiệt, làm mật ong bị nóng lên khiến một số dưỡng chất quý có trong mật ong bị phân hủy, không còn quý giá như mật ong ở dạng tự nhiên ban đầu chưa qua xử lý. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân mà người tiêu dùng thích mua mật ong mới quay, chưa qua xử lý công nghiệp, vẫn còn lẫn phấn hoa và sáp ong.
#2: Do loại hoa ong hút mật
Mỗi loại hoa khác nhau sẽ có những đặc điểm và thành phần dinh dưỡng khác nhau nên độ sủi bọt của từng loại mật hoa khác nhau cũng có sự khác biệt. Ví dụ, mật ong rừng thường bị sủi bọt nhiều hơn mật ong nuôi. Nguyên nhân là do mật ong rừng được con ong hút mật từ nhiều loại hoa khác nhau, còn mật ong nuôi chỉ hút từ 1, 2 loại hoa nhất định tại vùng được nuôi. Trong mật ong nuôi thì mật ong nhãn, vải, chôm chôm lại sủi bọt rất nhiều. Còn mật ong cà phê, cao su lại cực kỳ ít sủi bọt.
⇒ Xem thêm: Mật ong hoa nào ngon nhất? Tốt nhất?
#3: Do quá trình vận chuyển
Quá trình vận chuyển cũng là một nguyên nhân quan trọng làm mật ong bị sủi bọt trắng. Bởi trong mật ong có chứa rất nhiều các enzym, protein, các axit amin tạo độ kết dính cao và có khả năng sinh bọt. Qúa trình vận chuyển rung lắc sẽ làm các bọt này nổi dần và tích tụ phía trên. Khi mở nắp bất ngờ, các bọt khí này sẽ bắn vọt lên như khí ga. Thậm chí còn có khả năng tạo tiếng nổ lớn, gây vỡ chai.
#4: Do nhiệt độ cao
Mùa hè, thời tiết nắng nóng làm phấn hoa có trong mật ong lên men tạo khí ga. Khi rót mật hoặc vận chuyển sẽ làm sinh bọt trắng. Bọt trắng và khí ga, cộng thêm áp suất thay đổi giữa môi trường kín trong chai mật và bên ngoài sẽ dễ dàng làm vỡ chai, gây tiếng nổ. Vì thế, không nên đựng đầy mật lên tận miệng chai. Thi thoảng cần mở nắp kiểm tra để giảm áp suất trong chai chứa mật. Với các chai thủy tinh, nếu để ý, về mùa hè, đôi khi bạn sẽ thấy có tiếng nổ bụp, nắp chai bị đánh bay ra, thậm chí chai bị nứt vỡ.
#5: Do lượng nước trong mật ong cao
Nếu để ý các bạn sẽ thấy mật ong đặc thường ít bị sủi bọt hơn mật ong loãng. Có nhiều yếu tố dẫn tới mật ong bị loãng như do loại hoa ong hút mật, do mật ong thu hoạch non, do thời tiết nhiều mưa…Xong mật ong loãng có là một yếu tố làm nó dễ bị sủi bọt. Nguyên nhân là do lượng nước có trong mật ong nhiều, mật ong bị loãng, các phân tử hóa học sẽ ngậm nước, làm tăng khả năng giao động giữa các phân tử khi gặp kích thích bên ngoài như di chuyển, rung lắc, rót mật từ chai này sang chai kia….Mà khi các phân tử giao động sẽ sinh ra bọt.
Mật ong bị sủi bọt có tốt không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Có 5 nguyên nhân chính đã kể ở trên khiến mật ong bị sủi bọt. Hiện tượng sủi bọt của mật ong đều là các phản ứng hóa học và vật lý tự nhiên, không gây độc hại, cũng không sản sinh ra các chất độc hại, các dưỡng chất trong mật ong vẫn ở dạng bão hòa cực tốt cho cơ thể. Vì thế mật ong sủi bọt hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người. Thậm chí, người ta còn dựa vào khả năng sủi bọt của mật ong mà phân biệt xem mật ong có bị pha trộn gì không? Bởi mật ong nếu bị pha thêm đường khả năng sủi bọt sẽ ít hơn mật ong nguyên chất.
Cách làm mật ong hết bọt đơn giản
Khi mật ong bị sủi bọt, bạn tuyệt đối không được mở nắp chai ra ngay để tránh mật ong bị trào và phun ra ngoài. Lúc này bạn cần làm các biện pháp sau để làm mật ong hết bọt trước đã:
- Để mật ong cố định tại 1 vị trí, không động vào, để bọt từ từ lắng xuống.
- Cho mật ong vào ngăn mát tủ lạnh một lúc để làm giảm nhiệt độ trong mật ong, giúp mật ong hết bọt. Đây là cách làm mật ong hết bọt nhanh nhất. Tuy nhiên, chỉ nên để một lúc để mật ong hết bọt rồi lại lấy ra nhé. Không nên để mật ong trong tủ lạnh để bảo quản đâu, bạn sẽ làm mật ong bị mất dưỡng chất đấy. Cụ thể, các bạn có thể tìm hiểu thêm ở bài viết này:
⇒ Xem thêm: Có nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh?
Các biện pháp phòng ngừa mật ong bị sủi bọt:
Để mật ong đỡ bị sủi bọt, các bạn chú ý các điểm sau:
- Hạn chế tối đa việc rung lắc khi vận chuyển mật ong
- Tránh đựng đầy mật ong đến tận miệng chai, rất dễ bị trào mật ra khi vận chuyển.
- Vớt và lọc bớt sáp và phấn hoa nổi trên bề mặt trước khi đóng chai hoặc can. Việc này chủ yếu là vớt được sáp ong và phấn hoa to thôi chứ nếu phấn hoa bị vụn ra lẫn trong mật thì rất khó vớt, phải đợi một thời gian phấn hoa lắng lại rồi nổi lên mới vớt bỏ được.
- Tránh để mật ong tại các nơi có nguồn nhiệt cao như gần bếp ga, bị ánh nắng chiếu vào
- Mùa hè, nên để mật ong ở nơi ít ánh sáng, nhiệt độ mát mẻ để tránh phấn hoa lên men, sủi bọt.
- Sau khi vận chuyển, không nên mở lắp chai mật ong ra ngay tránh bị trào ra ngoài. Nếu muốn nhanh chóng mở ra thì nên cho vào tủ lạnh một lúc để hãm khí ga rồi mới rót sẽ không bị phì ga.
- Khi rót mật sang các chai nhỏ, cần có chút kỹ năng rót để làm mật không bị sủi bọt. Nếu bạn chưa biết cách rót mật mà không bị sủi bọt có thể tham khảo thêm tại đây nhé!
⇒ Xem thêm: Cách rót mật ong vào chai không bị sủi bọt
Vậy là sau khi đọc xong bài viết này, khách hàng đã có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng mật ong bị sủi bọt trắng rồi. Từ giờ các bạn có thể yên tâm và bình tĩnh xử lý khi gặp trường hợp mật ong bị sủi bọt rồi nhé!
Liên hệ mua mật ong nhãn Hưng Yên nguyên chất:
MẬT ONG HƯNG YÊN
Nguyên chất 100%, thu hoạch trực tiếp tại trang trại nuôi ong ở Hưng Yên.
Hotline: 0976825223
Zalo: 0976825223 (Quỳnh Xuân)
Facebook: https://www.facebook.com/matonghungyen/