Tại sao MẬT ONG BỊ KẾT TINH (Đóng đường)?

Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, Mật ong Hưng Yên thấy rằng không phải khách hàng nào cũng thông thạo rõ sản phẩm mình sử dụng. Phần lớn người tiêu dùng không có thời gian tìm hiểu kỹ, cứ lựa người quen hoặc tin mặt gửi vàng mà mua thôi. Tuy nhiên cũng có nhiều khách hàng chỉ nghe thông tin mang máng, không chính xác hoặc có quan niệm hoàn toàn sai, ví dụ như trường hợp mật ong kết tinh. Rất nhiều khách hàng cho rằng mật ong kết tinh hay mật ong bị đóng đường là mật ong được thu hoạch từ ong cho ăn đường hoặc mật ong đã pha nước đường. Sự thật có phải vậy không? Tại sao mật ong lại kết tinh? Ở điều kiện nhiệt độ nào mật ong sẽ kết tinh? Mật đặc hay loãng dễ bị kết tinh hơn? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác, cặn kẽ hơn về vấn đề này!

Hiện tượng mật ong kết tinh

Mật ong kết tinh hay mật ong đóng đường là hiện tượng mật ong chuyển từ dạng lỏng sang dạng hạt lổn nhổn. Đầu tiên chúng kết tinh ở dạng huyền phù sau đó chuyển sang kết tinh dạng hạt. Kết tinh có nhiều dạng như kết tinh hoàn toàn  hoặc kết tinh từng phần (kết tinh chìm xuống dưới, kết tinh nổi lên trên hoặc kết tinh cả trên cả dưới nhưng lỏng ở giữa ).

Kết tinh có một vài dạng như kết tinh thô hạt, kết tinh to thường thấy ở mật cao su, mật cỏ lào (bông trắng, chó đẻ).

matongkettinh

Kết tinh hạt trung bình thường thấy ở mật cà phê,  mật rừng Mộc Châu.

Mật ong bị kết tinh ở dạng mịn, hạt nhỏ như mỡ nước hay gặp nhất ở mật mật chân chim, bạc hà ..

Xem thêm: Mua mật ong NGUYÊN CHẤT ở đâu (tốt nhất) Hà Nội, tp Hồ Chí Minh?

 

Tại sao mật ong bị đóng đường hay kết tinh?

Chúng ta đã biết, dung dịch nước đường 70% khi để ở 20 độ sẽ xuất hiện các hạt kết tinh ở đáy chai. Trong thành phần của mật ong có nước, có đường. Xét về thành phần hóa học, nói một cách đơn giản mật ong thực chất chính là dung dịch đường đặc hơn nhiều hàm lượng đường từ 75-80% cho nên nó rất dễ dàng bị kết tinh. Đặc biệt hàm lượng đường glucozơ có trong mật ong (khoảng 35-40%) nó bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể hay còn gọi là mầm kết tinh, làm cho mật lỏng chuyển dần sang dạng huyền phù rồi dạng hạt. Vì vậy mật ong nào có hàm lượng đường glucozơ càng cao thì càng dễ kết tinh. Từ đó cho thấy mật ong càng đặc, lượng nước ít, dẫn tới  hàm lượng đường glucozo cao sẽ càng nhanh kết tinh hơn mật ong loãng, hàm lượng nước trong mật ong cao. Ngoài ra ở những lô mật không được lọc sạch các hạt sáp vụn, bụi, bọt nhỏ cũng có tác dụng như là mầm kết tinh kích thích mật ong kết tinh nhanh. Mật ong mới thu hoạch nhưng đựng trong các thùng mật cũ từ năm trước cũng dễ bị kết tinh hơn do mật cũ còn sót lại trong thùng bị kết tinh, dễ làm mật mới bị kết tinh theo.

cachnhanbietmatongnuoibangduong

Các điều kiện nhiệt độ, môi trường ảnh hưởng tới việc mật ong kết tinh

Mật ong để ở nhiệt độ từ 14 – 20 độ là kết tinh nhanh nhất, dưới 10 độ và trên 20 độ mật không bị kết tinh, cao hơn 27 độ  các hạt kết tinh bắt đầu tan ra. Vì thế ở nước ta vào mùa đông ta thấy mật ong thường bị kết tinh. Thậm chí sau khi quay mật khoảng 10 ngày bắt đầu thấy một số chai mật bị kết tinh. Dựa vào đặc điểm này, để kiểm tra mật ong thật người ta thường cho mật vào ngăn đá tủ lạnh có nhiệt độ <0 độ. Nếu là mật ong thật mật sẽ không bị kết tinh.

phanbietmatongthat

Hàm lượng nước trong mật ong: Do mật ong là dung dịch đường quá bão hòa nên mật ong có hàm lượng nước càng thấp thì càng nhanh bị kết tinh và ngược lại mật ong càng loãng thì chậm hoặc không bị kết tinh.

Xem thêm: Có phải mật ong LOÃNG, không đặc là mật ong bị PHA ĐƯỜNG?

Hàm lượng đường glucozơ trong mật hoa: nhiều loại mật ong có tỷ lệ đường glucozơ/fructozơ  xấp xỷ bằng 1, khi tỷ lệ này trong mật ong càng cao thì mật càng nhanh kết tinh ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì càng chậm thậm chí không bị kết tinh. Các cây nguồn mật khác nhau có hàm lượng đường glucozơ  trong mật hoa không giống nhau, cây nguồn mật nào có hàm lượng đường glucozơ cao thì nhanh chóng kết tinh ví dụ: mật cỏ lào, cao su, điều, cà phê, bạc hà, cỏ cúc, cúc quỳ…

Thùng, chai, lọ chứa mật: các chai lọ, can đã đựng mật kết tinh trước đây do rửa không sạch vẫn còn một số mầm kết tinh. Nên khi chứa mật sẽ làm mật kết tinh thậm chí kể cả các loại mật vốn không bị kết tinh. Ở các nước phát triển người ta thường sản xuất mật kết tinh dưới dạng kem (mịn như mỡ, dẻo) để ăn với bánh mỳ bằng cách trộn các hạt mật kết tinh nhỏ (được làm khô ở nhiệt độ thấp) với mật lỏng rồi cho vào thùng có hệ thống quay chậm. 2-3 ngày sau mật sẽ kết tinh ở dạng dẻo và mịn. Mật được tiêu thụ ở dạng kết tinh này nhiều hơn là ở dạng lỏng.

Cách xử lý mật ong bị đóng đường

Để làm mật kết tinh chuyển sang dạng lỏng chỉ cần ngâm chai mật vào nước nóng 45-50 độ các tinh thể đường tan chảy và mật ong sẽ lỏng ra, tuy nhiên không được đun mật hoặc cho vào nước quá nóng một số men quý trong mật và vitamin sẽ bị phá hủy làm giảm giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của mật ong. Cách tốt nhất là chuyển mật đã kết tinh sang chai miệng rộng, khi sử dụng thì dùng thìa xúc mật ra một cách dễ dàng, sẽ giữ nguyên được các đặc tính quý của mật ong. Chi tiết hơn các bạn có thể tham khảo thêm

Xem thêm: Cách xử lý mật ong bị ĐÓNG ĐƯỜNG (kết tinh)

Mật ong nuôi bằng đường có bị kết tinh không?

Khi cho ong ăn là đường mía (saccarozơ) men tiêu hóa của ong sẽ chuyển hóa thành đường glucozơ và frutozơ với tỷ lệ bằng nhau. Vì thế việc cho ăn này không ảnh hưởng tới việc kết tinh của mật ong mà nó phụ thuộc vào nguồn hoa chính mà ong thu hoạch là loài hoa gì, có tỷ lệ đường glucozơ cao hay không?

Mật ong pha nước đường có bị kết tinh không?

Ở điều kiện bình thường mật ong pha nước đường thường loãng hơn mật ong nguyên chất nên nó ít bị kết tinh, nếu có kết tinh cũng chỉ một lớp mỏng. Đường kết tinh của mật ong pha nước đường sẽ cứng và khó tan hơn kết tinh tự nhiên của mật ong nguyên chất.

matongdetulanhbikettinh

Khi cho vào ngăn đá tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 0 độ, mật ong nguyên chất sẽ không bị đóng đường mà trở thành dạng gel mềm mịn. Còn mật ong pha nước đường sẽ bị đóng đường, nhiều hay ít tùy thuộc vào lượng nước đường thêm vào.

Cách hạn chế mật ong bị kết tinh, đóng đường:

Mật ong đặc tuy ngon nhưng lại hay bị kết tinh do các nguyên nhân đã nói ở trên. Khi mật ong bị kết tinh chúng ta phải trải qua một số bước xử lý kết tinh rồi mới dùng được. Nếu xử lý không tốt có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của mật ong. Vì thế các tốt nhất là làm sao để hạn chế mật ong bị kết tinh. Các cách hạn chế mật ong bị kết tinh đơn giản như sau:

  • Đựng mật ong trong các chai, can sạch sẽ. Nếu chai còn mật ong từ năm cũ, hãy rửa sạch nó đi trước khi đựng mật mới. Bởi mật ong cũ để lâu nhanh bị kết tinh hơn mật mới.
  • Không nên mua mật ong của các công ty đã qua xử lý công nghiệp
  • Không nên lọc mật ong quá sạch, hãy để một chút sáp ong hoặc phấn hoa trong mật để mật ong dễ bị sủi bọt, tạo khí ga, sẽ làm hạn chế quá trình kết tinh. Nguyên nhân tại sao các bạn tham khảo kỹ hơn ở bài viết này:

Xem thêm: Tại sao mật ong bị sủi bọt trắng?

Liên hệ mua mật ong nhãn Hưng Yên nguyên chất:

MẬT ONG HƯNG YÊN

Nguyên chất 100%, thu hoạch trực tiếp tại trang trại nuôi ong ở Hưng Yên. 

Hotline: 0976825223

Zalo: 0976825223 (Quỳnh Xuân)

Facebook: https://www.facebook.com/matonghungyen/

Tác giả matong
Xem thêm:
Tags:
loading...

Ý kiến nhận xét

Your email address will not be published. Required fields are marked *

0976825223